Sản phẩm tỏi đen có màu đen, hầu như không còn mùi vị khó chịu, có vị ngọt giống như các loại trái cây, chỉ cần bóc lớp vỏ ngoài là có thể ăn được. Tỏi đen có thể bảo quản trong thời gian dài.

– Điều chỉnh hệ tiêu hóa: Trong thai kỳ, do thay đổi sinh lý trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ mang thai thay đổi rất lớn, ruột và dạ dày khó chịu, tạm thời không thuận lợi trong việc sử dụng thuốc tây. Điều chỉnh chế độ ăn uống chính, không ăn thức ăn cứng khó tiêu hóa, ăn thức ăn ở dạng lỏng tiêu hóa. Ăn tỏi đen thúc đẩy chức năng tiêu hóa đường ruột.
– Giúp các bà mẹ có giấc ngủ thoải mái hơn khi mang thai: Nhiều phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy khó khăn để ngủ, hoặc ngủ đột nhiên quặn thắt, thường dẫn đến thức dậy. Uống thuốc tác động kích thích đến giấc ngủ có thể gây ra thiệt hại nhất định đối với thai nhi. Ăn tỏi đen là phương pháp an toàn và thuận tiện nhất.
– Cải thiện khả năng miễn dịch cơ thể: Từ tháng thứ 3 khi mang thai, sức đề kháng cơ thể giảm dần, nên ăn nhiều rau tươi, trái cây, sữa… Sử dụng tỏi đen trong chế độ ăn uống là phương pháp phụ trợ để nâng cao khả năng miễn dịch của bà bầu.
– Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị huyết áp cao do nhu cầu về lượng máu cơ thể cần cao hơn người bình thường. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phụ sản châu Âu cho hay, phụ nữ mang thai bổ sung tỏi đen trong chế độ ăn hằng ngày giảm nguy cơ lớn bị huyết áp cao.
Bà bầu cần bổ sung lượng tỏi đen bao nhiêu là đủ:
– Phụ nữ mang thai bổ sung 2-3 tép tỏi đen mỗi ngày như một loại thực phẩm bổ sung. Có thể cho tỏi đen vào chế biến như các món ăn hằng ngày.
– Bổ sung thêm những thực phẩm, đồ uống có chứa thành phần của tỏi đen để tăng cường sức đề kháng.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa trong thời gian mang thai để có được lời khuyên đúng đắn về lượng tỏi đen bổ sung vào cơ thể hằng ngày.